Khi nào trẻ sơ sinh biết hóng chuyện. Mách mẹ cách trò chuyện với bé yêu

Khi 4-5 tháng tuổi, bé yêu có những biểu hiện như nhíu mày, mấp máy môi, bập bẹ để phát ra âm thanh, rất có thể đang bắt đầu muốn hóng chuyện. é sẽ tỏ ra thích thú với những đồ chơi, người ngồi đối diện khi làm trò. Mẹ hãy trò chuyện cùng bé yêu nha.

1. Dấu hiệu trẻ sơ sinh biết hóng chuyện

Thông thường, khi trẻ được 3 tháng, trẻ đã bắt đầu biết lắng nghe và có thể quan sát thấy những chuyện động xung quanh của mọi người.

Do đó, khi cha mẹ thấy trẻ bắt đầu nhíu mày, thể hiện những biểu cảm mới trên gương mặt như kiểu con đang tò mò; hoặc mấp môi muốn nói,… Đây chính là những dấu hiệu trẻ sơ sinh muốn hóng chuyện.

trẻ sơ sinh hóng chuyên

2. Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện?

Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện? Câu trả lời là KHÔNG có một con số cụ thể. Vì khả năng phát triển ở mỗi bé là khác nhau; cũng như tùy thuộc vào nhiều yếu tố như gen di truyền; gia đình và môi trường sống của các con.

Tuy nhiên, dựa theo các cột mốc phát triển của trẻ sơ sinh trong 0-12 tháng đầu đời, thì trẻ có khả năng hóng chuyện ở khoảng 4 – 5 tháng tuổi. Mặc dù, lúc này bé chưa có khả năng hiểu những gì cha mẹ nói, nhưng sẽ ê a đáp lại. Nhất là khi cha mẹ làm trò, vui đùa, hay khi bé nhìn thấy những màu sắc, hoặc tiếng kêu mà con thích.

Khi được 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh sẽ có thể hướng mắt hoặc quay đầu khi nghe thấy một âm thành lạ; đôi khi bé sẽ cố nói lặp lại âm thanh đó. Đến lúc trẻ sơ sinh 12 tháng mấy tuổi, bé sẽ bắt đầu bập bẹ, biết hóng chuyện mỗi khi nghe thấy tên mình; và bắt đầu nói “mama” hoặc “baba”.

Theo quan niệm xưa, ông bà ta từng nói rằng, những bé có khả năng hóng chuyện sớm thường có tính cách lanh lẹ, năng động và thông minh. Nhưng ngược lại, về mặt y khoa; khả năng hóng chuyện; hay khả năng phát triển ngôn ngữ của mỗi bé sẽ phụ thuộc vào thời gian bé được tương tác và luyện tập.

3. Cách cha mẹ dạy trẻ hóng chuyện

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, phần lớn khả năng phát triển ngôn ngữ, khả năng hóng chuyện của con phụ thuộc nhiều vào quá trình nuôi dạy của cha mẹ.

Chính vì thế, nếu cha mẹ nhận thấy những dấu hiệu trẻ sắp biết nói; hoặc cha mẹ muốn dạy trẻ biết hóng chuyện sớm, thì có thể tham khảo những cách sau đây.

khi nào bé biết hóng chuyện

3.1 Nói chuyện với bé thường xuyên

Cha mẹ hãy dành nhiều thời gian để nói chuyện, kể chuyện, hay thậm chí là đọc sách cho con nghe. Bạn biết không, ngay cả khi từ tuần thai nhi thứ 27 – 29, con đã có thể nghe những âm thanh của ba mẹ.

Không những thế, theo các nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ có khả năng hoạt ngôn, và có nhiều vốn từ vựng về sau, phần lớn là nhờ vào sự giao tiếp thường xuyên của cha mẹ với trẻ.

3.2 Lắng nghe bé nói

Khi bé đã có thể bập bẹ những âm thanh đơn giản như “ba-ba” hoặc “ma-ma”; cha mẹ đừng quay đi mà hãy lắng nghe con và dùng ánh mắt để giao tiếp với con. Khi đó, bé sẽ biết rằng mình được lắng nghe.

Đó chính là động lực để bé tiếp tục muốn phát ra âm thanh nhiều hơn.

3.3 Lặp lại những âm thanh của bé

Khi cha mẹ vui vẻ lặp lại những âm thanh của bé, hoặc nói chuyện với bé bằng chính những âm thanh tương tự của bé. Điều đó là rất có ích cho việc phát triển ngôn ngữ của bé. Khi nghe lại âm thanh đó, bé sẽ dễ mỉm cười; và muốn tạo ra nhiều âm thanh phức tạp hơn

3.4 Hát cho bé nghe

Bên cạnh việc nói chuyện với bé, cha mẹ cũng nên thường xuyên hát cho con nghe. Đây là cách giúp trẻ dễ tiếp thu và lặp lại những cụm từ trong bài hát. Tương tự như bài hát Baby Shark, trong bài có nhiều cụm từ được lặp đi lặp lại nhiều lần, và đó chính là cách mà bé bắt chước và nói theo.

3.5 Hạn chế cho bé giao tiếp cùng lúc nhiều người

Vì khi giao tiếp cùng lúc nhiều người, bé sẽ không biết dành sự chú ý vào ai, và khi đó, con sẽ cảm thấy sợ và quấy khóc. Mặc dù, việc gặp gỡ họ hàng nhiều người là chuyện gần như phải xảy ra đối với gia đình Việt.

Hiểu được điều đó, cha mẹ càng phải dành thêm nhiều thời gian để giao tiếp 1 – 1 với con

trẻ sơ sinh hóng chuyện

4. Bé chậm hóng chuyện phải làm sao?

Trường hợp bé của cha mẹ CHẬM HÓNG CHUYỆN so với cột mốc bình thường là 4 – 5 tháng. Cha mẹ có thể tăng cường thời gian bên cạnh con, và thực hiện những cách giúp bé hóng chuyện Marrybaby đã chia sẻ ở trên.

Nếu trường hợp không có tiến triển tốt, cha mẹ đừng chần chờ, hãy ưu tiên đưa con đi khám với bác sĩ chuyên khoa Nhi khoa, để bác sĩ đưa ra những phương pháp cải thiện tốt cho con của cha mẹ.

Tóm lại, trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện sẽ còn phụ thuộc quá trình nuôi dạy của cha mẹ. Cho nên, trách nhiệm chính của cha mẹ là phải dành nhiều thời gian chăm sóc và quan tâm con. Kể cả khi phải hy sinh đôi chút về sự nghiệp.

Comment